Liệu có nên trị tàn nhang bằng tia Laser hay không?

Trước khi tìm hiểu có nên chữa tàn nhang bằng tia laser không, các bạn phải biết tàn nhang hình thành do tích tụ hắc sắc tố melanin dưới da. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là lão hóa, ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Trị dứt điểm tàn nhang không hề dễ, đòi hỏi sự kiên trị, nhẫn nại và sử dụng đúng phương pháp phù hợp với bản thân.

Hiện nay có 3 phương pháp chính điều trị tàn nhang chính là trị tàn nhang bằng nguyên liệu thiên nhiên, trị tàn nhang bằng kem dưỡng da và trị tàn nhang bằng tia Laser. Trong đó, phương pháp được đánh giá là cho hiệu quả nhanh nhất, lâu dài nhất, rõ rệt nhất là trị tàn nhang bằng tia Laser.

Vậy có nên trị tàn nhang bằng tia Laser hay không? Và có những cách thức trị tàn nhang bằng tia Laser như thế nào?

Có nên chữa trị tàn nhang bằng laser

Sự khác nhau trước và sau khi điều trị tàn nhang bằng tia laser

Các công nghệ trị tàn nhang bằng Laser

Tất cả các công nghệ chữa tàn nhang bằng tia Laser ở Việt Nam đều áp dụng công nghệ nước ngoài, trong đó chủ yếu là Mỹ và Hàn Quốc – hai cường quốc về thẩm mĩ làm đẹp trên thế giới. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng các bước sóng có độ xung ngắn để tác động vào sâu tế bào, loại bỏ melanin và kích thích sản sinh collagen và elastin giúp da trắng sáng, mịn màng và tươi trẻ hơn.

Hiện nay có 4 công nghệ Laser được nhiều thẩm mỹ viện sử dụng, đó cũng là các công nghệ tiên tiến nhất, có hiệu quả cao nhất đồng thời an toàn đối với làn da, không gây bỏng rát, không tạo sẹo, không có tác dụng phụ.

  • Công nghệ Laser Toning

Đây là công nghệ trị tàn nhang phổ biến, không xấm lấn, các tia Laser với hai bước sóng 1064nm và 532nm tác động vào gốc tế bào chứa melanin. Bước sóng 1064nm tác động ở lớp sâu trung bì, hạ bì. Bước sóng 532nm tác động vào lớp nông gần bề mặt da.

  • Công nghệ Laser YAG

Các tia Laser với độ xung ngắn tác động vào melanin ở gốc tế bào khiến chúng vỡ ra thành các hạt nhỏ li ti, một phần được đẩy lên trên bề mặt da, phần còn lại được đào thải ra bên ngoài theo cơ chế tự nhiên, dần dần hoàn toàn biến mất.

Có nên chữa trị tàn nhang bằng laser không?

Có nên trị tàn nhang bằng tia laser? đang là thắc mắc của đa số chị em phụ nữ

  • Công nghệ Yellow Laser – Advanced

Đây là công nghệ thẩm mỹ đến từ Hoa Kỳ với nguyên tắc tương tự các công nghệ Laser khác nhưng quá trình điều trị ngắn hơn nhờ các bước kĩ thuật đặc biệt.

  • Công nghệ Diamond Light

Laser với tên gọi ánh sáng kim cương tập trung tấn công hắc sắc tố melanin ở vùng trung bì của da với độ chính xác cực cao, không ảnh hưởng tới các tế bào da xung quanh.

>>>> CLICK NGAY ĐỂ BIẾT CÂU TRẢ LỜI: Trị tàn nhang bằng laser bao nhiêu tiền?

Có nên trị tàn nhang bằng tia Laser?

Có nên chọn lựa phương pháp trị tàn nhang bằng tia laser? Đây chắc hẳn là thắc mắc, là mối quan tâm chung của tất cả các chị em bị tàn nhang, nám da. Tuy các thẩm mỹ viện quảng cáo về hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này song các chị em vẫn nghi ngại, lo lắng cho sự an toàn của bản thân. Đây là điều dễ hiểu. Tuy nhiên một vài điều bạn cần biết về phương pháp trị bằng tia laser bao gồm:

Một điểm chắc chắn rằng công nghệ Laser hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để lưu hành rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp. Tất cả các công nghệ Laser trị tàn nhang đang áp dụng tại Việt Nam đều thông qua sự kiểm định khắt khe của Hiệp hội Dược phẩm Hoa Kỳ FDA và có chứng nhận của Bộ Y tế.

Đặc biệt, ưu điểm vượt trội cửa ứng dụng công nghệ Laser trong việc điều trị tàn nhang, nám, sẹo và các vấn đề khác của da là điều không thể chối cãi. Tiêu biểu là các tác dụng như sau:

  • Làm mờ các vết nám, tàn nhang, đồi mồi, thâm,… một cách rõ rệt và lâu dài mà không gây đau, không gây sẹo, không xâm lấn. Ưu điểm này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi băn khoăn liệucó nên trị tàn nhang bằng tia laserkhông.
  • Ưu điểm tiếp theo của phương pháp này là nhanh gọn, tiện lợi, không tốn nhiều thời gian.
  • Tác động sâu vào gốc tế bào, kích thích sản xuất collagen và elastin giúp da khỏe đẹp tự nhiên.

 giải đáp thắc mắc có nên chữa trị tàn nhang bằng laser

Những ưu điểm nổi bật của phương pháp điều trị tàn nhang bằng tia laser

Tuy nhiên, bất cứ phương pháp nào cũng có mặt trái, xóa tàn nhang bằng tia laser cần cân nhắc tới cả khuyết điểm của cách thức này:

  • Công nghệ Laser cũ, tia Laser kém chất lượng có thể gây bỏng rát, tổn thương, để lại sẹo trên da nếu sử dụng mức năng lượng quá lớn. Đồng thời công nghệ này không trị tận gốc chân tàn nhang nên rất dễ tái phát, da mỏng dễ bắt nắng.
  • Người tiến hành trị liệu bằng tia Laser có tay nghề kém, không có chuyên môn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho khách hàng. Sử dụng tia Laser trị nám là quá trình khắt khe, đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệp và trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp, thành thạo trong thao tác.

Hiện nay một số cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ không có bác sĩ chuyên khoa mà người đứng máy sử dụng tia Laser chỉ học qua các lớp cấp tốc, đào tạo nghiệp dư, thậm chí là truyền miệng, chỉ việc cho nhau. Điều này cực kì nguy hiểm bởi ngay tới cả bác sĩ không phải ai cũng có đủ khả năng sử dụng tia Laser, rất dễ làm tổn thương da của người bệnh.

Vậy có nên trị tàn nhang bằng tia Laser? Câu trả lời là CÓ, đây là phương pháp trị nám tàn nhang tốt và an toàn nếu biết cách lựa chọn. Bác sĩ da liễu Vũ Ngọc Quý đưa ra 3 tiêu chí quan trọng mà các chị em phải quan tâm khi quyết định trị nám bằng tia Laser: công nghệ laser chất lượng, bác sĩ có tay nghề kỹ thuật và kinh nghiệm, trung tâm thẩm mỹ tin cậy.

Không nên ham rẻ mà đến các trung tâm nhỏ, không uy tín, máy móc kém chất lượng và không có bác sĩ chuyên khoa. Có thể sẽ tiết kiệm được đôi chút chi phí nhưng hậu quả về sau vô cùng nghiêm trọng, khó khắc phục và gây tốn kém hơn rất nhiều. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mọi người tự tin hơn khi trả lời câu hỏi có nên trị tàn nhang bằng tia Laser không.

Xem thêm: Đây là 5 cách bảo vệ làn da, ngăn ngừa thâm sạm tàn nhang mà các bạn gái phải xem và chia sẻ ngay

Trình Trình (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo