Có nên trị nám bằng laser không? Phương pháp này liệu có hiệu quả?

1. Các triệu chứng của nám da

Trường hợp bị nám nhẹ:

  • Các vết nám da mặt mới xuất hiện với chị em phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh có thể gặp tình trạng này
  • Kích thước nám còn nhỏ, nhạt màu.
  • Nám chưa có xu hướng lan rộng ra tại các vùng trên cơ thể.
  • Nám xuất hiện trên mặt với mật độ mỏng, không dày đặc

Trường hợp bị nám trung bình:

  • Nám xuất hiện tương đối nhiều, sẫm màu và có nhiều kích thước khác nhau.
  • Tình trạng nám ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, màu sắc càng ngày càng đậm hơn.

Trường hợp bị nám nặng:

  • Nám xuất hiện từ lâu, mặc dù đã dùng nhiều phương pháp trị nám nhưng vẫn không thấy kết quả được cải thiện.
  • Kích thước nám lớn, không bị biến mất đi theo thời gian
  • Nám đang có xu hướng hoặc đã lan rộng ra các khu vực da khác
  • Nám xuất hiện với mật độ dày đặc

Cách trị nám da bằng tia laser

Tùy vào từng tình trạng nám da mà hiệu quả điều trị sẽ mang lại là nhanh hay lâu. Với những người bị nám nhẹ đương nhiên quá trình chữa sẽ ngắn hơn so với những người bị nám lâu năm. Vì vậy các chị em cần chú ý, khi trên da mặt xuất hiện nám hay tàn nhang, da bị sạm màu cần tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt để mang lại kết quả khả quan.

2. Có nên trị nám bằng laser không?

Nám da là hiện tượng xảy ra phổ biến đối với rất nhiều chị em phụ nữ. Việc áp dụng nhiều phương pháp từ thiên nhiên, thuốc trị nám, kem trị nám nhưng tác dụng chỉ được một thời gian ngắn mà hiệu quả lại không cao. Điều này đã khiến cho chị em khá chán nản.

Vì vậy mà công nghệ trị nám da bằng tia laser đã ra đời, thay cho việc sử dụng những phương pháp truyền thống. Để giải đáp thắc mắc: “Trị nám da bằng tia laser có hiệu quả không ?”, các bạn hãy cùng tìm hiểu về cơ chế và cách mà tia laser trị nám da bên dưới đây.

Cơ chế hoạt động của tia Laser là tác động trực tiếp lên các hạt melanin màu đen nâu, phá vỡ kết cấu của chúng, biến chúng thành các hạt nhỏ li ti. Sau đó, các hạt melanin này được hòa tan vào hệ bạch huyết và đào thải ra ngoài thông qua cơ chế chọn lọc tự nhiên của cơ thể.

Một liệu trình trị nám bằng laser dài hay ngắn tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh. Nhưng kết quả mang lại đều giúp loại bỏ nám mà không xâm lấn da, không để lại sẹo, không gây tổn thương da. Đồng thời khắc phục được nhược điểm gây tác dụng phụ trên da so với các loại mỹ phẩm và thuốc đặc trị nám da khác.

Đây là một trong những công nghệ chữa nám da hiện đại nhất trên thế giới hiện nay đã được FDA (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả mang lại.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: “Những cách trị nám từ thiên nhiên không tốn 1 xu

3. Các phương pháp chữa nám da sử dụng tia laser

  • Trị nám bằng laser đốt

Khi nói tới điều trị nám da bằng tia laser, đầu tiên phải kể tới cách trị nám bằng laser đốt. Đây là phương pháp được ứng dụng khá phổ biến trước đây.

Ưu điểm: phương pháp này có đặc tính là sử dụng nguồn năng lượng sóng khá lớn nhằm phá bỏ các vết nám tích tụ trên da, có thể loại bỏ các vết nám lâu ngày, loại bỏ cả phần chân nám ăn sâu dưới da.

Nhược điểm: vì sử dụng năng lượng sóng lớn nên có thể gây những tổn thương diện rộng cho da sau khi điều trị.

Còn đối với những người có làn da nhạy cảm thì khi áp dụng cách này, da dễ bị phồng rộp, đau rát, thâm da,…Thậm chí làm cho làn da mỏng đi, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vết nám sẽ lan nhanh hơn. Do đó mọi người nên cân nhắc, hãy tham khảo kỹ các bác sĩ chuyên gia da liễu trước khi quyết định thực hiện.

Cách trị nám da bằng tia laser đốt

  • Trị nám bằng tia laser IPL

Công nghệ làm đẹp da trị nám bằng laser IPL phù hợp với những trường hợp bị nám mảng khắp mặt do tổn thương của ánh sáng mặt trời.

Ưu điểm: cường độ mạnh của ánh sáng có bước sóng 500nm đến 550nm và năng lượng ánh sáng có thể đạt đến 16J/cm2 có khả năng phá hủy các sắc tố melanin gây nám da.

Từ đó, công nghệ trị nám da này sẽ làm cho những vết nám giảm dần và mất đi trong một thời gian ngắn, trả lại cho bạn làn da sáng mịn.

Nhược điểm: mặc dù có những ưu điểm trên nhưng phương pháp IPL lại không loại trừ được nám sâu cũng như các loại bớt Hori hay Ota. Vì thế chị em nên cân nhắc trước khi lựa chọn sử dụng phương pháp này.

  • Trị nám bằng laser Toning

Laser Toning được coi là bước đột phá mới trong công cuộc điều trị nám triệt để bằng công nghệ laser hiện đại, nó có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm của công nghệ laser truyền thống trước đây.

Laser Toning đã được FDA chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả điều trị nám tận gốc đối với người sử dụng. Đặc biệt laser Toning tác động toàn diện từ bề mặt da đến sâu trong lớp trung bì, hạ bì, giúp trị nám tận gốc, triệt để và vĩnh viễn.

Ngoài ra sóng Laser Toning còn giúp kích thích tái tạo tế bào da, giúp da sáng mịn tự nhiên. Phương pháp này hiện nay đang được chị em tìm đến rất nhiều.

Kết quả sau khi điều trị nám bằng tia laser

Kết quả sau quá trình điều trị nám da bằng tia laser

  • Trị nám bằng tia laser YAG

Laser YAG là công nghệ trị nám da áp dụng kỹ thuật Laser phân hủy nhiệt chọn lọc, với hệ thống tự động nhận diện và điều chỉnh nhiệt lượng thông minh.

Cụ thể, công nghệ Laser YAG có 2 bước sóng 532 và 1064 nm tác động tới các hắc tố ở các lớp da (hạ bì, trung bì, thượng bì), phá vỡ cấu trúc từ chân nám đến toàn bộ vết nám khiến chúng vỡ ra thành vô số hạt li ti và bị đào thải ra ngoài qua cơ chế tự nhiên.

Đặc biệt, không hề tác động và làm ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh.Đồng thời, Laser YAG còn khống chế sự hình thành quá mức melanin – nguyên nhân gây nám, giúp trị nám da từ bên trong.

  • Trị nám bằng công nghệ Yellow Laser

Công nghệ làm đẹp da với Yellow Laser là sự kết hợp bước sóng 511nm và 578nm. Yellow laser trị nám bằng cách tác động vào những mạch máu nhỏ dưới da, phá hủy và tiêu diệt các hắc sắc tố melanin ở lớp biểu bì dưới da.

Đồng thời, công nghệ trị nám da Yellow Laser an toàn không gây tổn thương đến những cấu trúc bên trên hay mô xung quanh vùng da chiếu tia.

>>> ĐỪNG BỎ QUA: Tổng hợp các loại mỹ phẩm trị nám của Hàn Quốc “đỉnh của đỉnh”

4. Cách dưỡng da sau khi trị nám bằng laser

Cách dưỡng da sau quá trình điều trị nám da bằng tia laser

  • Sau 5 – 7 tuần mới có thể sử dụng các loại kem mình thường dùng, nhưng nên quan sát các biểu hiện trong khi sử dụng.
  • Sử dụng kem tái tạo da, giúp làm lành các thương tổn và kích thích tế bào da mới phát triển nhanh hơn.
  • Tuyệt đối chỉ sử dụng các loại kem theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Khi thoa kem cần nhẹ nhàng, thoa theo chiều kim đồng hồ.
  • Chế độ ăn nhiều rau, bổ sung vitamin E, C và các khoáng chất khác. Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, kiêng bia, rượu, chất kích thích.
  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, bài tiết chất độc ra ngoài, giúp làm chậm sự phát triển của nám da.
  • Hạn chế không đi ra ngoài nắng, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 4h chiều vì lúc này cường độ tia UV trong ánh nắng là mạnh nhất có thể gây hại cho làn da của các chị.
  • Mỗi khi ra đường nên che chắn làn da cẩn thận.
  • Khi bắt đầu có sự xuất hiện của những đốm nám đầu tiên bạn nên đắp mặt nạ trị nám từ những nguyên liệu tự nhiên.

Mặc dù điều trị nám da bằng tia laser có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm. Điển hình như việc dùng ánh sáng có xung độ cao, tác động trực tiếp lên vùng da bị nám mỏng manh nên thường gây đau rát nhẹ trong quá trình điều trị.

Hơn nữa, đối với các vết nám sâu, phương pháp trị nám bằng laser thường vô tình bỏ sót khiến chúng quay lại và phát triển trên da nếu bạn không biết cách chăm sóc da cẩn thận sau khi điều trị. Bên cạnh đó chi phí điều trị cũng tương đối cao. Vì thế chị em phụ nữ nên cân nhắc kinh tế của mình có đáp ứng được hay không.

Như vậy, với những thông tin trên đã giải đáp cho chị em về câu hỏi “Có nên trị nám bằng laser không?”. Hy vọng chị em đã có thêm những kiến thức để tìm cho mình một phương pháp trị nám hiệu quả, phù hợp nhất.

>>> THAM KHẢO THÊM: “Một số loại thuốc trị nám đông y và tây y được sử dụng nhiều hiện nay

H.T (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo