Bệnh bạch biến trẻ em nguyên nhân do đâu, có chữa được không?
Nên Đọc:
>> Bật mí các cách điều trị rối loạn sắc tố da an toàn, hiệu quả
>> Bệnh rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân bệnh bạch biến ở trẻ em là gì?
Bệnh bạch biến là một rối loạn sắc tố mãn tính, sắc tố đặc trưng bởi sự mất dần các tế bào melanocyte và bất thường trong chức năng bình thường của chúng, dẫn đến các vùng da bị thoái hóa mất đi sắc tố dẫn tới xuất hiện những vùng da trắng bạch trên cơ thể.
Bệnh bạch biến ở trẻ em phần lớn là do yếu tố di truyền
Một số nguyên nhân dẫn tới bạch biến ở trẻ em có thể kể tới như:
- Yếu tố di truyền
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị bạch biến. Theo tiến sĩ Rajesh Shah, MD, Life Force đã thực hiện một quan sát quan trọng thông qua một nghiên cứu tại Life Force rằng bệnh nhân của bệnh bạch biến có đặc điểm di truyền mạnh mẽ, nơi các thành viên gia đình thân thiết như cha mẹ, ông bà, chú, dì hoặc anh chị em đang bị một hoặc nhiều bệnh sau như: Bạch biến, ung thư, thiếu máu ác tính hay suy giáp,…
- Khí hậu
Một số trường hợp trẻ bị bệnh bạch biến là do ảnh hưởng của khí hậu bất thường, gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong khi hệ miễn dịch của bé lại yếu không thể chống chọi nổi với các vi rút gây bệnh, lâu dần bệnh sẽ phát triển.
- Cách chăm sóc trẻ
Một nguyên nhân nữa dẫn tới bệnh bạch biến ở trẻ em là do cách chăm sóc của phụ huynh không đúng cách như mặc quần áo cho bé quá bít kín gây ra nhiều mồ hôi nhờn. Vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra bệnh.
- Tiếp xúc với hóa chất
Với những trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại cũng rất dễ dẫn tới bệnh bạch biến.
2. Bệnh bạch biến ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh bạch biến, giảm sắc tố da ở trẻ em tuy không gây ra các cơn đau về cơ thể hay có hại tới sức khỏe. Nhưng điều này dễ để lại “vết nứt” trong tâm lý của trẻ, khiến trẻ mặc cảm, tự ti đặc biệt nếu những vùng da bạch biến lại xuất hiện ở những điểm dễ nhìn thấy nhất như ở mặt, cổ hay bàn tay, chân.
Bạch biến không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nhỏ
Chính vì vậy, phụ huynh cần hết sức tâm lý để giúp trẻ vượt qua sự mặc cảm này. Điều quan trọng nữa là cần tìm ra những biện pháp khắc phục để giúp cải thiện bệnh bạch biến ở trẻ em.
3. Cách điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em
Bạch biến do rối loạn sắc tố da rất khó điều trị, cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào, biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm ức chế quá trình phát triển khiến bệnh nặng hơn bằng các cách sau:
-
Xây dựng chế độ ăn khoa học cho bé
Các bạn nên tích cực bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày cho bé với những loại thực phẩm dinh dưỡng như cá hồi, đậu xanh, tôm, cá chứa nhiều kẽm; các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho bé.
Bạn nên cho trẻ ăn nhiều trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bạch biến
Ngoài ra, các mẹ cũng tránh những thực phẩm không tốt cho bệnh của bé như: bột lúa mỳ, yến mạch vì nhiều gluten hay các đồ uống ngọt, có gas,…
-
Phương pháp chữa bạch biến ở trẻ em bằng phương pháp tự nhiên
Hiện nay phương pháp dân gian dùng củ riềng trị bạch biến được rất nhiều người áp dụng. Bạn dùng riềng giã nát trộn với rượu rồi thoa lên vùng da bị bạch biến khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch. Kiên trì sau một thời gian sẽ giúp ức chế sự phát triển của bạch biến. Tuy nhiên, các bạn lưu ý, da của trẻ rất mỏng do vậy chỉ dùng với lượng nhỏ.
-
Dùng thuốc trị bạch biến ở trẻ em
Sử dụng thuốc đặc trị là biện pháp bạn hoàn toàn có thể áp dụng với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ.
Một số loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch: Corticoid liều thấp, Cyclosporine,..
Hy vọng những chia sẻ về bệnh bạch biến ở trẻ em trên đây sẽ giúp các phụ huynh hiểu rõ về bệnh để sớm có cách khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý để xác định rõ có phải trẻ bị bệnh bạch biến không tốt nhất nên đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để được khám và chuẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ.
Xem ngay:
Cách trị rối loạn sắc tố da bằng trái cây an toàn mà hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!