Tìm hiểu về rối loạn sắc tố da bạch biến và cách điều trị

1. Thế nào là rối loạn sắc tố da bạch biến

Trái ngược với làn da của người da trắng, làn da của người châu Á có khuynh hướng đổ nhiều dầu hơn và có nhiều sắc tố melanin hơn, có thể là do ảnh hưởng của môi trường sống và thành phần sắc tố của da.

Vì thế, làn da người Á Đông có khuynh hướng trở nên sậm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc nhạt màu hơn (mất/giảm sắc tố) khi họ bị bệnh hoặc bị thương, hai biểu hiện này được gọi chung là rối loạn sắc tố da.

Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thêm về tình trạng bệnh rối loạn sắc tố da tại đây.

Giải thích về tình trạng này, bác sỹ Võ Thị Bạch Sương – giảng viên Đại học Y được TP.HCM cho biết, rối loạn sắc tố da thường được biểu hiện dưới hai hình thức: đầu tiên là việc giảm sắc tố da hơn bình thường, hay còn gọi là bệnh bạch biến. Chúng được thể hiện bằng những đám nhạt màu hoặc mất màu so với làn da bình thường. Tình trạng này thường gặp nhiều ở da hoặc niêm mạc.

Biểu hiện thứ hai là tăng sắc tố da hơn bình thường mà biểu hiện là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hoặc liên tục.

Nếu những đốm màu xuất hiện trên mặt thì gọi là nám, tàn nhang,… còn ở những vị trí khác trên cơ thể thì gọi chung là tình trạng sạm da.

Trong đó, tình trạng rối loạn sắc tố da bạch biến làm các đốm trắng xuất hiện trên cơ thể khiến nhiều người lo lắng. Đó là lúc lượng melanin sản sinh trong cơ thể dần sụt giảm, gây nên hiện tượng mất sắc tố da.

Khi mắc chứng rối loạn sắc tố da bạch biến này, da bạn sẽ  bị viêm và phần nào mất đi màu sắc của nó. Giảm sắc tố da có thể có nhiều dạng biểu hiện khác nhau như:

  • Bệnh bạch biến

Đây là một dạng bệnh tự miễn khi các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Bệnh bạch biến gây ra các mảng màu trắng, mềm mịn trên da của bạn và có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên cơ thể.

Bệnh bạch biến có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người, nhưng những người có làn da tối màu dễ mắc phải bệnh này hơn. Ở một số bệnh nhân, các mảng màu trắng này xuất hiện khắp cơ thể.

Mặc dù chưa có thuốc trị bạch biến dứt điểm nhưng đã có một số phương pháp giúp người bệnh hạn chế tình trạng này, chẳng hạn như dùng các loại thuốc có chứa corticosteroid hoặc trị liệu ánh sáng để giúp che đi vết rối loạn sắc tố da bạch biến.

  • Bạch tạng

Tình trạng này rất hiếm và thường xảy ra khi bạn mắc phải bệnh rối loạn do mất một loại enzym sản xuất melanin trong cơ thể. Kết quả là người bị bệnh bạch tạng có một loại gen bất thường khiến cho cơ thể không sản sinh ra sắc tố melanin.

Người bị bệnh bạch tạng sẽ có tóc trắng, da trắng, hoặc mắt cũng trắng do sự thiếu hụt sắc tố. Cũng như bệnh bạch biến, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh bạch tạng.

Do da không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên người bị bệnh bạch tạng luôn phải thoa kem chống nắng để ngăn ngừa những vấn đề về da và ung thư da. Người da trắng dễ bị mắc hội chứng này hơn so với các chủng tộc người khác.

  • Các rối loạn sắc tố khác

Bao gồm vẩy phấn trắng, lang ben, mất sắc tố sau viêm, viêm da trên cơ địa dị ứng, bệnh vẩy nến, bệnh vẩy nến Guttate.

Ngoài ra, việc áp dụng những cách chữa trị làm mài mòn da, mặt nạ hóa học hay trị liệu bằng steroid trong vết loét cũng khiến cho da mắc các rối loạn trên.

Điều may mắn là những triệu chứng giảm sắc tố da này không phải là vĩnh viễn nhưng cũng cần khá nhiều thời gian để da có thể hồi phục lại tình trạng ban đầu.

2. Phòng tránh rối loạn sắc tố da bạch biến

Cho dù tình trạng rối loạn sắc tố da bạch biến của bạn là do di truyền, bạn vẫn có thể tránh được các rối loạn da phiền phức này bằng cách tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, tránh thức khuya hay để cơ thể rơi vào tình trạng stress.
  • Bảo vệ làn da khi đang trong quá trình phục hồi. Triệu chứng giảm sắc tố da do rối loạn viêm da hay nhiễm trùng thường có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng khi những rối loạn đã được chữa khỏi.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng trước 30 phút, kể cả ngày trời râm. Khi ra ngoài trời nhớ đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đeo kính.
  • Hạn chế cạy lớp vảy trên da và nhớ dùng thuốc mỡ để thúc đẩy quá trình tự hồi phục làn da.
  • Làm xét nghiệm định kì để phát hiện một số bệnh liên quan như bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu.
  • Cẩn thận khi lựa chọn những loại sản phẩm làm trắng da vì chúng có chứa những chất hóa học có hại như hydroquinone, thủy ngân và steroid có thể gây ra các rối loạn về da.

3. Điều trị rối loạn sắc tô da bạch biến

  • Sử dụng hóa chất

Phương pháp điều trị rối loạn sắc tố da bạch biến đầu tiên là sửu dụng hóa chất. Quá trình này tác động trực tiếp lên mặt, tay hoặc chân để loại bỏ lớp da bề mặt. Các hóa chất này làm lột ra, để lộ ra một lớp da mới và có sắc tố cân bằng bên dưới.

  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ

Một trong những loại thuốc được dùng phổ biến là mỡ Corticoid, sử dụng trong vòng 1 tuần rồi nghỉ 10 ngày, sau đó bôi thêm 1 đến 2 đợt nữa để đạt được kết quả điều trị.

Hoặc thoa dung dịch Meladinin 1,0% tại vùng da bị tổn thương. Hằng ngày thoa từ 1 đến 2 lần.

Một loại nữa là Tacrolimus 0,03 – 1%, thoa lên vùng da bị tổn thương 2 lần vào sáng và tối. Sử dụng đều đặn, kéo dài hàng tháng. Đã có nhiều trường hợp bệnh giảm dần và khỏi, đặc biệt là trẻ em.

Ngoài ra, lúc tắm cũng có thể dùng nước có pha Psoralen hoặc uống. Sau đó chiếu tia UVA, UVB. Tuy nhiên nếu chiếu quá nhiều thì có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da.

  • Sử dụng thuốc toàn thân

Người bệnh bạch biến có thể tham khảo ý kiến bác sỹ và sử dụng thuốc Melanin 10mg. Mỗi ngày uống 1 viên, dùng đều đặn từ 1 đến 3 tháng, thậm chí có thể kéo dài tới 6 tháng.

Đối với những trường hợp bệnh nặng có thể dùng Corticoid toàn thân liều thấp hoặc một số thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên nên theo dõi các biến chứng trong quá trình điều trị, và xem thuốc có gây ra các tác dụng phụ gì không.

Uống bổ sung thêm các vitamin liều cao, đặc biệt là vitamin nhóm B.

  • Sử dụng mỹ phẩm

Có thể dùng những loại mỹ phẩm, kem có cùng màu sắc với da để làm đều tông màu da trong khi trang điểm.

Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, thỉnh thoảng sử dụng chứ không thể áp dụng dài lâu.

  • Cấy da

Những người bị rối loạn sắc tố da bạch biến có thể tham khảo phương pháp cấy da, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sỹ và thăm khám tại những phòng khám uy tín.

Có thể kết hợp cấy da cùng sử dụng thuốc ức chế miền dịch để cho kết quả tốt nhất.

4. Lưu ý khi chọn thuốc điều trị rối loạn sắc tố da bạch biến

Đối với giảm sắc tố da thì sử dụng những chất tăng nhạy cảm quang học như uống Paraminan, Psoralene hoặc thoa Meladinine. Tuy nhiên, các thuốc này phải được dùng trong một thời gian dài theo sự chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc và cũng có không ít tác dụng phụ như có thể làm tổn hại đến mắt, gan…

Những lời khuyên này chỉ giúp tránh những tác hại từ việc điều trị không đúng cách và giới hạn những tác hại cho cơ thể và làn da, chứ không có tác dụng phòng tránh.

Đặc biệt, bạn nên cẩn thận với những kem tẩy trắng nhanh vì trong đó có thể có một số chất độc cho hiệu quả nhanh nhưng dùng lâu gây teo da, nổi mụn, kích ứng, ví dụ như Corticoid. Tốt nhất bạn không nên tự điều trị, phải nhẫn nại hợp tác với thầy thuốc để bệnh có thể khỏi chỉ sau vài tháng điều trị.

Thanh Phương (tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo