Bệnh rối loạn sắc tố da là gì và biểu hiện bệnh lý

1. Bệnh rối loạn sắc tố da là gì?

Rối loạn sắc tố da là gì?

Biểu hiện của bệnh rối loạn sắc tố da

Nhìn chung bệnh rối loạn sắc tố da là hiện tượng tăng hoặc giảm sắc tố da, được biểu hiện rõ ràng bằng sự xuất hiện của những đốm tàn nhang, nám da, bạch biến,…

Khi trả lời câu hỏi tăng sắc tố da là gì? giảm sắc tố da là gì? bác sĩ Võ Thị Bạch Sương – Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM đã cho biết, thực chất để biết và hiểu rõ về rối loạn sắc tố da là gì? (RLSTD) thì cần phải biết rõ về hai dạng biểu hiện chính của bệnh. Biểu hiện đầu tiên chính là hiện tượng tăng sắc tố da hơn bình thường, tình trạng này bắt đầu bằng việc xuất hiện những đốm màu nâu có mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hoặc liên tục.

Tùy vị trí xuất hiện mà có tên gọi khác nhau, nếu xuất hiện trên mặt thì gọi là nám, tàn nhang, ở những vị trí khác thì có thể gọi chung là sạm da.

Biểu hiện thứ hai là việc giảm sắc tố da nhiều hơn so với bình thường, trường hợp này còn được gọi là bệnh bạch biến. Bạch biến biểu hiện ra ngoài da bằng các đám màu nhạt hoặc thực sự mất màu hoàn toàn so với làn da bình thường, trường hợp này thường xuất hiện nhiều trên da hoặc niêm mạc.

Cụ thể hơn dưới góc nhìn khoa học, sắc tố Melanin được tạo ra trong tế bào sắc tố ở lớp đáy của thượng bì, hệ thống tạo Melanin có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiếp xúc với tia nắng, các chất ion phóng xạ, các kim loại nặng, sự thay đổi thành phần oxy và chấn thương.

Những ảnh hưởng này sẽ gây nên hiện tượng tăng sắc tố, giảm sắc tố hoặc cả hai. Trong đó chấn thương tại chỗ làm phá vỡ tế bào sắc tố một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn gây giảm sắc tố.

Còn tăng sắc tố thường kèm theo tăng hoạt động miễn dịch huyết tương MSH (hormon kích thích tế bào sắc tố từ tuyến yên) trong bệnh Addison.

Một số rối loạn sắc tố da khác bị gây ra do tiếp xúc với các chất sắc tố từ bên ngoài như caroten huyết, argyria và xăm da.

2. Phân biệt 2 biểu hiện rối loạn sắc tố da

Rối loạn sắc tố da gây nên hai loại sắc tố bất thường, bao gồm tăng sắc tố và giảm sắc tố, đây cũng là 2 biểu hiện bệnh thường gặp nhất.

  • Rối loạn sắc tố tiên phát

– Tăng sắc tố:

Đây là loại rối loạn dạng nevi bẩm sinh hay mắc phải, gồm nevi sắc tố, đốm chàm Mông Cổ, tăng sắc tố không kiểm soát, tàn nhang người trẻ và tàn nhang người già.

Ngoài ra, tăng sắc tố còn có thể xảy ra trong viêm tế bào sắc tố do senic hoặc trong bệnh Addison (do thiếu yếu tố ức chế của hydrocortison làm cho tuyến yên tạo ra MSH), hay việc xuất hiện tàn nhang ở nách và nốt đốm màu cà phê sữa thường thấy trong bệnh u xơ thần kinh.

– Giảm sắc tố hay mất sắc tố:

Những biểu hiện rối loạn sắc tố da kiểu này gọi là bạch biến, bạch tạng làm thay đổi màu da và màu tóc ở trán. Trong trường hợp bạch biến tế bào sắc tố bị tổn thương khiến một lượng lớn sắc tố bị mất, tế bào sắc tố giảm.

Bạch biến chiếm 1% dân số, nó có thể kết hợp với bệnh cường tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp, thiếu máu ác tính, đái tháo đường, bệnh Addison và ung thư dạ dày.

Trường hợp bạch tạng thì tương ứng với số chuỗi gen di truyền đã được xác định với các phenotype khác nhau, có thể là di truyền nhiễm sắc thể trội hoặc di truyền nhiễm sắc thể lặn, thường ảnh hưởng tới mắt và thị lực.

Một trong những biểu hiện của bạch tạng là đổi màu tóc ở trán, lúc này sắc tố khu trú ở chùm tóc phía trán giảm, những mảng mất sắc tố có thể gặp trong bệnh xơ củ.

Triệu chứng rối loạn sắc tố da là gì?

Tình trạng rối loạn sắc tố da trên mặt

  • Rối loạn sắc tố da thứ phát là gì?

Là tình trạng những chấn thương đối với da như kích thích, dị ứng, nhiễm khuẩn, bỏng, liệu pháp điều trị trong da liễu (mài da, lột da bằng hóa chất, làm lạnh bằng nitơ lỏng) đều có khả năng gây ra hiện tượng tăng, giảm sắc tố thứ phát.

– Tăng sắc tố:

Loại tăng sắc tố thứ phát xuất hiện sau một bệnh da khác như bệnh trứng cá là loại thường gặp ở những người có nước da đen, nó được gọi là tăng sắc tố sau viêm.

Còn loại tăng sắc tố khu trú ở mặt thì được gọi chung là sạm da, nguyên nhân có thể đến từ tác dụng trực tiếp của hormon steroid, estrogen và progesteron.

Biểu hiện rối loạn sắc tố da như thế này không chỉ xảy ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai mà nó còn xảy ra ở 30-50% phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai.

– Tăng sắc tố Berloque:

Đây là bệnh tăng sắc tố sau nhiễm độc ánh sáng do tiếp xúc với một loại dầu thiết yếu có trong nước hoa, ngoài ra tăng sắc tố còn có thể được gây ra do một số loại thuốc như chloroquin, chlopromazin,…

– Giảm sắc tố (bạch biến):

Là biến chứng viêm da dị ứng, liken phẳng, vảy nến, rụng tóc, luput ban đỏ dạng đĩa, viêm da thần kinh và những bệnh toàn thân khác như phù niêm, nhiễm độc tuyến giáp và giang mai.

Ngoài ra nó còn xuất hiện do các loại sang chấn tại chỗ hoặc do tiếp xúc với vàng, arsen, chất chống oxy hóa trong các đồ dùng cao su. Điều này thường xảy ra nhiều nhất ở người da đen.

Giảm sắc tố gây ra một số bệnh như lang ben, bệnh vảy phấn thông thường và bệnh viêm da tiết bã nhờn.

3. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn sắc tố da là gì?

  • Nhiệt: quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ môi trường là nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da phổ biến, điều này làm xáo trộn việc sản xuất sắc tố Melanin. Các bức xạ nhiệt ảnh hưởng trực tiếp đến các hắc tố bào và có tác dụng làm tăng sắc tố.
  • Thuốc: một số loại thuốc được chỉ định dùng trong điều trị bệnh có thể gây ra sắc tố đen, đây là một trong những tác dụng phụ trong quá trình trị bệnh.
  • Tai nạn thương tích: sau khi chữa lành các vết thương hở bị gây ra bởi một chấn thương, nhưng vẫn còn tình trạng viêm nhẹ thì tại khu vực này có thể phát triển thành sắc tố.
  • Bệnh: một số bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn sắc tố da hoặc sự đổi màu da sang tím tái hoặc vàng da. Đây là nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da rất khó chữa trị.
  • Tâm lý tình cảm: sự căng thẳng cảm xúc xảy ra trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất Melanin, từ đó xuất hiện tình trạng rối loạn sắc tố da.

Nguyên nhân rối loạn sắc tố da là gì?

Bệnh rối loạn sắc tố da ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tự tin của người bệnh

4. Phương pháp điều trị 

Trao đổi về phương pháp điều trị rối loạn sắc tố da phù hợp với từng mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương – Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng: việc điều trị rối loạn sắc tố da không dễ dàng và cần trải qua thời gian dài.

Đơn cử như quá trình điều trị nám da thì việc quan trọng đầu tiên là bảo vệ da, sau đó mới sử dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý để làm nhạt vết nám, nhưng việc lựa chọn biện pháp phù hợp còn phụ thuộc vào đặc điểm vết nám và một số yếu tố khác do bác sỹ quyết định.

Hay như trường hợp giảm sắc tố thì có thể sử dụng những chất tăng nhạy cảm quang học như uống Paraminan, Pssoralene hoặc thoa Meladinine.

Tất nhiên các loại thuốc này đều phải sử dụng trong một thời gian dài và theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, nhưng bên cạnh đó nó còn tồn tại không ít tác dụng phụ như có thể làm tổn hại đến mắt, gan,…

Để đưa ra được phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện da liễu để được kiểm tra. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà sẽ có cách điều trị sao cho phù hợp nhất.

Hy vọng những thông tin về bệnh rối loạn sắc tố da là gì cũng như nguyên nhân và các phương pháp chữa bệnh trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích, cần thiết để góp phần trong quá trình ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh được hiệu quả.

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo