Đắp mặt nạ nha đam bị ngứa thì phải làm thế nào?
Vì sao đắp mặt nạ nha đam bị ngứa?
Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của nha đam có chứa chất aloin giúp tẩy vị đắng. Tuy nhiên, nếu như dùng quá nhiều nó có thể gây ra một số những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe chẳng hạn như suy nhược, cơ thể mệt mỏi, chức năng hoạt động của thận và gan bị rối loạn.
Cũng khá nhiều người đắp mặt nạ nha đam bị ngứa, nguyên nhân là do trong thành phần của nha đam có chứa bradykinin nó có thể gây ra viêm. Vì thế, nếu như chất này mà tiếp xúc với các vết thương hở có thể gây ra viêm nhiễm, dị ứng, bóc da, nhiễm trùng, sưng tấy…
Từ xa xưa, người ta đã coi nha đam là một thần dược giúp làm đẹp da tuy nhiên chính nó cũng có thể là thủ phạm số 1 gây ra dị ứng nếu chúng ta lạm dụng hoặc sử dụng sai cách. Trong trường hợp chúng ta sử dụng nha đam quá 3 lần/ tuần rất dễ gây ra kích ứng. Một vài thông tin sau đây, các chị em cần phải biết nhé.
Đắp mặt nạ nha đam bị dị ứng phải làm sao?
-
Triệu chứng đắp mặt nạ nha đam bị ngứa
Ngoài đắp mặt nạ nha đam bị ngứa, một số trường hợp còn có hiện tượng dị ứng bằng các biểu hiện khác như xuất hiện nốt màu đỏ, mẩn đỏ, khó chịu, bỏng rát, đau, thậm chí là vết thương lâu lành, viêm loét hoặc sẹo. Còn nếu như trong trường hợp mà vết thương lâu lành hoặc lớn, tốt hơn hết bạn cần tới bệnh viện để được điều trị.
Bên cạnh đó, nha đam còn có tác dụng loại bỏ những tế bào chết, đồng thời tái tạo những tế bào mới. Nhưng khi da non bắt đầu hình thành sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời và dẫn tới hiện tượng cháy nắng nếu mọi người không chú ý.
Hướng dẫn cách sử dụng nha đam đúng cách
Để không xảy ra hiện tượng đắp mặt nạ nha đam bị ngứa hoặc mẩn đỏ, chị em cũng cần chú ý một số những điều sau:
-
Sơ chế đúng cách
Nguyên nhân gây ra kích ứng da khi sử dụng nha đam đó là do quá trình sơ chế không được hợp lý và đúng cách. Để không xảy ra hiện tượng này, chúng ta cần phải ngâm nha đam ở trong nước muối loãng và chút nước cốt chanh để loại bỏ phần nhớt. Tiếp đến, ta cũng cần chần nha đam trong nước sôi và vớt ra ngâm với nước đá khoảng ít phút
-
Ép nước nha đam
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều những loại mỹ phẩm được chiết xuất từ thành phần nha đam. Do đó, không ít eva đã tự ép lá nha đam thành nước rồi bôi trực tiếp lên da vì cho rằng như vậy là nguyên chất. Nhưng thực tế không phải người nào cũng biết cách sơ chế đúng cách, vì thế nên dẫn tới làn da bị ngứa, phồng đỏ hoặc kích ứng. Khi thực hiện ép nha đam, bạn cần chú ý loại bỏ hết phần lá xanh và nhựa vàng, làm sạch phần thịt bên trong kĩ lưỡng rồi mới tiến hành ép lấy nước và đắp mặt.
-
Bảo vệ da kĩ lưỡng
Trong thành phần chính của nha đam có chứa chất tẩy, đồng thời giúp tái tạo tế bào mới. Đó cũng là lý do vì sao mà nguyên liệu này được rất nhiều chị em sủng ái. Tuy nhiên, cũng chính điều này mà nếu làn da non của chúng ta tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhất là tia bức xạ sẽ gây ra sạm da hoặc nám, tàn nhang. Vì thế, nếu như đang sử dụng nha đam để đắp mặt, bạn cũng nên chú ý khi ra ngoài phải bảo vệ da thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ.
-
Đắp mặt nạ 2 – 3 lần/ tuần
Như đã nói ở trên, trong nha đam có chứa aloin và bradykinin vì thế nên dễ khiến da bị tổn thương nếu sử dụng quá nhiều. Trong quá trình đắp mặt nạ với nha đam, bạn chỉ nên thực hiện từ 2 đến 3 lần/ tuần là tốt nhất.
Cùng với những chia sẻ liên quan tới đắp mặt nạ nha đam bị ngứa, chúng tôi hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng hợp lý. Nếu như trong trường hợp bị dị ứng nặng, bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
>>> XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc: Đắp nha đam trực tiếp lên mặt có tốt không?
Hà Vân (th)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!